Diện tích thông thủy là gì? Những lưu ý để bảo vệ quyền lợi

Mỗi lần nhắc đến diện tích của một căn hộ chung cư thì người ta rất hay nhắc đến hai cách tính diện tích phổ biến đó là: diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Tuy nhiên, khi được hỏi về hai diện tích này thì ngay cả các nhà đầu tư bán căn hộ cũng không biết được diện tích tim tường và diện tích thông thủy là gì? Để giúp người đọc làm rõ vấn đề trên bài viết dưới đây sẽ đưa ra khái niệm và cách tính của từng loại diện tích. 
Tìm hiểu và phân biệt diện tích thông thủy và tim tường
Tìm hiểu và phân biệt diện tích thông thủy và tim tường

Diện tích thông thủy là gì?

Thông thủy là loại diện tích được tính bằng cách đo căn hộ theo những nơi nước có thể lan tỏa. Diện tích này còn được gọi với tên là “diện tích sử dụng căn hộ”, nó bao gồm cả diện tích tường ngăn cách các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công và logia (nếu có) gắn liền với chính căn hộ đó. Diện tích thông thủy thường sẽ không tính phần tường bao quanh ngôi nhà, tường ngăn cách giữa các căn hộ diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.

Diện tích thông thủy là gì? Cách tính như thế nào?
Diện tích thông thủy là gì? Cách tính như thế nào?

Ở nước ngoài người ta thường gọi diện tích thông thủy là diện tích trải thảm. Gọi theo cách này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi ở đâu thảm cios thể trải được thì ở đó sẽ được. Trong đó có một lưu ý nhỏ đó là khi tính diện tích ban công thì nên tính toàn bộ diện tích sàn. Trường hợp ban công có phần tường chung thì diện tích sẽ tính từ mép trong của tường chung. 

Cách tính diện tích thông thủy:

Diện tích thông thủy = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia (nếu có) + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật}.

Diện tích tim tường là gì?

Diện tích tim tường là gì?
Diện tích tim tường là gì?

Tim tường cũng giống như thông thủy nó là một cách tính diện tích căn hộ nhưng ta sẽ đo từ tâm tường của trung tâm căn hộ. Diện tích tim tường còn được gọi với cái tên khác là diện tích sàn xây dựng. Nó được tính từ tim tường bao, tim tường ngăn của căn hộ, bao gồm cả diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. 

Cách tính diện tích tim tường

Để tính được diện tích tim tường người ta thường sử dụng công thức sau:

Diện tích tim tường = Diện tích tường ngăn phòng +  diện tích khu vực ban công, logia + diện tích để ở.

So sánh diện tích tim tường với diện tích thông thủy

Diện tích tim tường và diện tích thông thủy đều là hai cách để đo diện tích của các căn hộ chung cư. Nhưng xét về hai phía lợi ích thì mỗi cách tính lại đứng về một bên, mà hai bên ở đây chính là nhà đầu tư và người mua. Nếu bạn đo theo diện tích tim tường thì diện tích của căn hộ thường sẽ lớn hơn. Nhưng giá cho từng mét vuông thì lại ít hơn một chút. Ngược lại, bạn đó theo diện tích thủy thông thì số lượng mét vuông của căn hộ lại ít hơn và giá cho từng mét vuông lại cao hơn. 

So sánh hai cách tính diện tích thông thủy và tim tường trong các căn hộ
So sánh hai cách tính diện tích thông thủy và tim tường trong các căn hộ

Cụ thể:

Việc đo theo diện tích tim tường sẽ là phương án có lợi cho chủ đầu tư. Trước đây khi TT 16/2020?TT-BXD vẫn đang còn hiệu lực pháp luật thì các nhà làm luật cho phép chủ đầu tư được quyền chọn một trong hai cách tính để áp dụng trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến rất nhiều vụ “tranh chấp” giữa chủ đầu tư và người mua nhà. Bởi thông thường chủ đầu tư sẽ chọn cách tính diện tích tim tường để áp dụng, mà cách tính này làm tăng diện tích thực tế của căn hộ đồng thời làm giảm đi đơn giá/m2của căn hộ và tạo tâm lý rẻ cho người mua. 

Điều này không chỉ vô hình chung biến người mua nhà trở thành người chịu thiệt hại không chỉ về diện tích sử dụng thực tế mà còn chịu thêm các khoản phí dịch vụ khác về sau.

Những vụ lùm xùm đằng sau cách tính diện tích thông thủy và tim tường
Những vụ lùm xùm đằng sau cách tính diện tích thông thủy và tim tường

Chính vì lý do này mà Luật đã phải quy định lại vấn đề trên tại khoản 2 điều 101 về Luật Nhà ở năm 2014. Diện tích sử dụng căn hộ hay các diện tích khác trong căn nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ chỉ còn được tính theo kích thước thông thủy. Đây là cách tính chuẩn xác nhất, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người mua căn hộ về cả diện tích thực tế được sử dụng lẫn phần diện tích để tính phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư sau này. 

Kinh nghiệm khi mua và nhận bàn giao căn hộ

Để bảo vệ quyền lợi cho những người mua nhà thì luật Nhà ở đã có những quy định rõ ràng. Căn cứ theo khoản 3 điều 9 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về nhà ở cho căn hộ chung cư phải ghi rõ cả diện tích sử dụng căn hộ và diện tích sàn xây dựng.

Trong một số trường hợp thì diện tích thông thủy được đo ở thực tế đều sẽ có những sai lệch nhất định so với bản vẽ. Nếu chênh lệch này mà vượt quá mức 0,5% so với hợp hồng mua bán thì giá bán của căn hộ sẽ phải điều chỉnh lại theo những số liệu được đo đạc thực tế.

Những lưu ý khi mua và nhận căn hộ chung cư
Những lưu ý khi mua và nhận căn hộ chung cư

Khi nhận bàn giao căn hộ bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm xem bản vẽ kỹ thuật và tiến hành đo lại diện tích một cách chính xác. Sau khi có được kết quả theo cách tính diện tích thông thủy thực tế, so sánh rồi cả ký vào biên bảo bàn giao. Cuối cùng xác định lại giá trị căn hộ theo đúng những điều khoản có trong hợp đồng đã ký. Lúc đó giá trị của căn hộ có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc vào diện tích vừa đo được. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến hai cách tính diện tích là diện tích thông thủy và diện tích tim tường cũng như giúp bạn đọc được ra câu trả cho câu hỏi: “diện tích thông thủy là gì?”. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc chọn mua các căn hộ chung cư. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.