Điện tích là gì? Những tính chất cơ bản của điện tích

Điện tích là một khái niệm phổ biến trong chương trình vật lý phổ thông. Từ khái niệm này các nhà khoa học đã mở rộng nghiên cứu để cho chúng ta thấy được diễn biến của các hiện tượng đặc biệt thông qua những định luật. Tầm quan trọng của những lý thuyết về điện tích được thể hiện khi nó là tiền đề cho nhiều định luật, thực nghiệm vật lý. Vậy điện tích là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Điện tích là gì? 
Điện tích là gì?

Điện tích là gì?

Điện tích có thể được xem là một dạng năng lượng hoặc nguyên tử có khả năng truyền dẫn giữa các vật chất khác nhau theo một hoặc nhiều phương pháp. Điện tích là một vật mang điện. Trong đó có 2 dạng điện tích cơ bản là điện tích âm và điện tích dương.

Các điện tích có tính chất đặc biệt, khi chúng ở cùng trạng thái (cùng dấu) được đặt cạnh nhau sẽ xảy ra hiện tượng đẩy nhau. Ngược lại, điện tích trái dấu có xu hướng hút nhau cực mạnh. Các điện tích đứng yên được bao bọc bởi một môi trường đặc biệt được các nhà khoa học gọi là điện trường. Môi trường bao quanh các hạt điện tích liên tục chuyển động được gọi là từ trường.

Những kiến thức về điện tích trong đời sống
Những kiến thức về điện tích trong đời sống

Xem thêm: Bản chất của dòng điện trong kim loại là gì?

Trên thực tế, điện tích tồn tại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, chẳng hạn như đất, nước, cơ thể, kim loại… Trong khi đó, tất cả những vật không sở hữu điện tích được gọi là trung gian. Dưới góc nhìn toán học, điện tích được xác định bằng số lượng của electron (n) nhân với điện tích trên một electron.

Điện tích electron bằng bao nhiêu? Điện tích của electron bằng -1,6.10-19 culong. Các hạt electron có điện tích bằng nhau.

Điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu? Hạt nhân được cấu tạo từ các hạt proton và notron. Nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích được xác định bằng Z+. Đồng thời số đơn vị của điện tích hạt nhân tương đương với Z.

Điện tích định luật cu lông

Phát biểu theo định luật cu lông chúng ta có: Các tương tác do lực hút hoặc lực đẩy giữa hai điện tích điểm được đặt trong môi trường chân không có phương trùng với đường thẳng nối liền hai điểm điện tích. Đồng thời độ lớn có tỉ lệ thuận với tích độ lớn của cả 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

Mô hình trực quan về điện tích
Mô hình trực quan về điện tích

Định luật cu lông được xác định bằng công thức:

F=k(|q1.q2|/r2)

Trong đó:

k là hệ số tỉ lệ

F đơn vị niutơn (N)

q1, q2 là những điện tích điểm, đơn vị Cu lông

r2 đơn vị đo (mét)

Những tính chất cơ bản của điện tích

Bên cạnh những thông tin mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Có thể vẫn còn những tính chất cơ bản khác của điện tích mà bạn chưa nắm rõ. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Những tính chất cơ bản của điện tích là gì?
Những tính chất cơ bản của điện tích là gì?

Xem thêm: Công thức và định luật faraday về cảm ứng điện từ ⚡️

Điện tích tồn tại ở mọi nơi

Có thể khẳng định điện tích tồn tại ở mọi nơi trong tự nhiên. Điều này cũng có nghĩa các hạt điện tích hoạt động một cách vô hướng. Con người hoàn toàn có thể can thiệp để thêm điện tích cho một vật chất một cách trực tiếp. Tổng điện tích của một hệ thống (vật chất) là tổng đại số của những điện tích điểm. Ví dụ như: q1+q2+q3+…+qn

Tính chất bảo tồn năng lượng

Điện tích có tính chất tự bảo tồn năng lượng. Điều này cho thấy điện tích không thể tự tạo ra, đồng thời nó cũng không bị phá hủy do bất kỳ can thiệp nào khác trong tự nhiên. Tuy nhiên, điện tích có thể được trao đổi, truyền đi giữa các vật chất khác nhau thông qua một số phương pháp như cảm ứng hoặc truyền dẫn… Tính chất tự bảo tồn năng lượng được thể hiện nhờ sự va chạm giữa các vật chất trong môi trường nhất định.

Những tính chất của điện tích
Những tính chất của điện tích

Định lượng điện tích

Điện tích có thể được xem là một đại lượng đã được lượng tử hóa. Nhờ vậy mà các thực nghiệm, tính toán cho phép chúng ta biểu thị dưới dạng bội số nguyên của một điện tích. Hay điện tích e trên một một đơn vị electron. Nếu điện tích trong một vật chất được xác định bằng q. Chúng ta có thể biểu thị thông qua công thức:

q=n.e

Trong đó n chính là số nguyên bất kỳ có thể là nguyên dương hoặc nguyên âm. Điều đó phụ thuộc vào vật chất mà chúng ta cần tính đến.

Ngoài ra, chúng ta có thể định lượng điện tích của một vật thông qua phương pháp lượng tử hóa. Bằng cách này số lượng electron và proton trong vật đó cũng được sáng tỏ.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về điện tích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.