Đối với máy mài sàn bê tông thì đĩa mài là một trong những phụ kiện đặc biệt quan trọng và cần thiết. Phụ kiện này trực tiếp thực hiện mài sàn, đảm bảo hiệu quả công việc được diễn ra một cách tốt nhất. Đừng bỏ qua bí quyết sử dụng đĩa mài sàn bê tông lâu bền ngay sau đây mà chúng tôi mang tới để giúp cho việc sử dụng thiết bị được tốt nhất nhé!
Contents
Giới thiệu về đĩa mài nền bê tông
Đĩa mài là phụ kiện không thể thiếu dành cho máy mài sàn. Địa mài được cấu thành từ những hạt kim loại, hạt đá, hạt phụ gia, nhựa kết nối với nhau nhằm mục đích giúp tạo bề mặt phẳng, nhẵn bóng cho sàn nhà bê tông hay giúp tạo nhám trên bề mặt để chuẩn bị sơn Epoxy.
Những vật liệu của đĩa mài bê tông phổ biến nhất là: thép, đá, polymer.
Phân loại đĩa mài sàn bê tông
Đĩa mài nền bê tông hiện nay có rất nhiều loại, cơ bản như sau:
Phân loại dựa trên máy mài nền sử dụng
Phân loại theo máy mài nến ta có 2 loại cơ bản như sau:
- Dùng cho máy mài nền cầm tay
- Dùng cho máy mài sàn công nghiệp.
Phân loại theo công đoạn mài nền
Dựa theo công đoàn mài nền, đĩa được chia làm 2 loại chính như sau:
- Đĩa mài giúp tạo độ phẳng, mài làm lộ đá: Là đĩa mài kim loại dành cho sàn gồ ghề với mác bê tông cứng. Đĩa mài kim loại này có độ cứng từ #6, #16, #20, #30, #50, #60, #80, #100, #120, #150
- Đĩa mài tạo bóng: khi bề mặt sàn đã được san phẳng, quá trình đánh bóng sàn nhà sẽ được diễn ra bằng việc mài bằng đĩa nhựa (đĩa kim cương). Đĩa này có độ cứng từ #50, #100, #200, #300, #400, #500, #600, #700, #800, #900, #1000, #1500, #2000, #3000, #4000, #5000, #6000
Phân loại theo độ dày của đĩa mài nền
Theo độ dày đĩa được chia theo độ dài của lưỡi mài với các mức như sau: 10 milimet, 6 milimet, 3 milimet.
Phân loại dựa trên hình dạng của lưỡi mài
Hiện nay, lưỡi mài sàn bê tông có 2 loại phổ biến bao gồm: loại hình chữ nhật, loại hình tròn.
Phân loại qua cách sử dụng với nước
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà hiện nay có 2 loại đĩa mài gồm đĩa mài đánh bóng sàn bê tông sử dụng nước, hoặc không sử dụng nước (đĩa mài khô).
Hướng dẫn sử dụng đĩa mài sàn bê tông lâu bền
Bí quyết để sử dụng đĩa mài nền bê tông vừa lâu bền, vừa tiết kiệm nhất chính là ở kinh nghiệm của những người thợ làm việc. Người vận hành máy sẽ đánh giá được mức độ cứng và độ gồ ghề của sàn để từ đó quyết định tới độ cứng, cũng như loại đĩa mài nào phù hợp nhất.
Ngoài ra, trong quá trình mà bê tông bạn cần chú ý: mài kỹ, không tăng số quá nhanh để tránh làm hao mòn các đĩa mài với những cấp độ mềm hơn. Độ cứng của đĩa mài cần đảm bảo phù hợp với độ phẳng của sàn bê tông.
Dùng đúng loại đĩa khô, đĩa ướt cũng góp phần tiết kiệm đĩa nhờ việc giảm sự mài mòn.
Một số lưu ý quan trọng khi dùng đĩa mài sàn
Khi sử dụng đĩa mài sàn người dùng cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Máy to với độ rộng sàn lớn bạn nên lựa chọn các loại đĩa mài sàn có độ dày lớn. Điều này sẽ giúp bạn làm tăng thời gian của mỗi phiên làm việc, tránh xảy ra tình trạng phải thay đĩa su liên tục.
- Thông thường người ta sẽ lắp 12 đĩa hoặc 6 đĩa cho một máy mài sàn bê tông. Cần đảm bảo những đĩa này phải cùng loại, cùng đầu số, tránh bỏ lộn xộn đĩa su, đĩa hợp kim,… hoặc cùng chất liệu đĩa mài nhưng lại khác nhau về đầu số.
- Thay đĩa mài ngay nếu như phát hiện răng mài đã bị mòn nhằm đảm bảo tiến độ công việc. Bởi đĩa mài dùng quá lâu sẽ không đảm bảo được yêu cầu công việc.
- Khi thực hiện mài sàn hay mài bóng bạn nên bổ sung nước trong quá trình mài nhằm tránh bụi bẩn và đảm bảo hiệu quả hơn. Với công việc mài bê tông để phủ sơn Epoxy, bạn nên thực hiện mài khô bằng đĩa hợp kim.
- Khi mài sàn cần đảm bảo di chuyển đều tay để đảm bảo bề mặt sàn được mài phẳng, tránh xảy ra tình trạng lồi lõm.
Kinh nghiệm sử dụng đĩa mài sàn đạt chuẩn
Trên thị trường hiện nay đĩa mài sàn có nhiều loại, mỗi loại sẽ có những chức năng riêng. Vì thế, người dùng nên bỏ túi những kinh nghiệm sau:
Đối với đĩa mài sàn phân loại theo chất liệu
Phân theo chất liệu ta có những loại sau đây:
- Đĩa mài sàn hợp kim: được làm từ chất liệu kim loại, bên cạnh đó được bổ sung thêm các hạt mài. Các đĩa hợp kim được gán vào máy mài sàn 6 đĩa hoặc 12 đĩa. Đĩa mài sàn hợp kim thường dùng để mài sàn bê tông.
- Đĩa mài sàn bằng nhựa: Loại đĩa này được làm từ chất liệu nhựa được bổ sung kèm các hạt mài. Đĩa này được gắn liền vào máy chà sàn tạ hoặc máy mài sàn.
Dùng đĩa mài sàn theo đầu số
Khi đã chọn được loại đĩa mài phù hợp, bạn cần phải thực hiện tính toán mức độ mài sao cho phù hợp. Đĩa mài sàn hay đĩa đánh bóng đều được đánh số từ 6-120 với đĩa sắt và từ 30-3000 với đĩa su.
Đìa mài càng có đầu số lớn thì càng có khả năng chà bóng, mịn hơn. Với những đầu số nhỏ thì có thể thực hiện chà phá lúc bắt đầu, giúp bạn có thể dễ dàng tạo ra các vết xước trên sàn hơn.
Tùy vào từng đối tượng là mài nhám, mài để sơn Epoxy hay mài bóng để người dùng có sự lựa chọn và kết hợp đĩa mài khác nhau. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc khi sử dụng đĩa mài bê tông theo đầu số như sau:
- Lần lượt dùng đầu số nhỏ cho tới đầu số lớn. Ví dụ với nhu cầu để mài sàn bê tông sử dụng đĩa hợp kim với đầu số lần lượt là 16/30/50/100/120. Đồng thời bạn cần thực hiện kiểm tra bề mặt sàn sau mỗi phiên làm việc của 1 đầu số.
- Không dùng thứ tự quá sát nhau như đĩa 50 rồi đến đĩa 60, bởi chúng sẽ làm mất thời gian và lãng phí khi dùng đĩa, nhưng hiệu quả mài sàn không được cao.
- Không nên dùng thứ tự đĩa quá xa nhau như 16 -100 vì chúng sẽ khiến cho các vết xước sàn từ đầu số nhỏ không được mài mòn, xử lý triệt để bởi đầu số quá lớn.
Bạn có thể tham khảo thứ tự đĩa mài như sau:
- Đĩa hợp kim: 16/30/60/100/150
- Đĩa su nhựa: 50/150/300/600/1000
- Hoặc tăng số tới khi mặt sàn có độ nhám hay độ bóng vừa ý.
Hy vọng với những bí quyết sử dụng đĩa mài bê tông mà chúng tôi mang tới trên đây sẽ thật sự hữu ích và cần thiết đối với bạn đọc trong quá trình sử dụng thiết bị này.