Chân lý là gì? Tầm quan trọng của chân lý đối với con người và xã hội

Chân lý là một khái niệm khác trừu tượng và khó hiểu đối với nhiều người. Thuật ngữ chân lý xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống nhưng cũng không ít người vẫn chưa biết chân lý là gì. Vậy để giải đáp đầy đủ khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của chân lý, mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây của thosuaxe.info.

Chân lý là gì?

Chân lý là một khái niệm được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống. Xét theo khía cạnh lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác-Lênin, khái niệm chân lý được dùng để chỉ tất cả những tri thức có nội dung phù hợp với những gì đang diễn ra trong thực tế khách quan mà sự phù hợp đó đã qua kiểm tra và được chứng minh bởi thực tiễn.

Chân lý là gì?

Chân lý là gì?

Khi bàn về khái niệm chân lý là gì, nhiều quan điểm cho rằng chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh. Chân lý là một quá trình xuất phát từ tư tưởng của con người, nhận định, kiểm chứng đến công nhận. Bên cạnh đó chân lý cũng không đồng nhất với khái niệm tri thức và khái niệm giả thiết.

>>Xem thêm: Tử tế là gì? Giá trị của sự tử tế trong cuộc sống

Nhìn chung, chân lý là một thuật ngữ thuộc về vấn đề nhận thức. Bởi sự nhận thức có trách nhiệm là phải đạt được đến chân lý. Điều này có nghĩa là tri thức phải đạt tới ngưỡng phù hợp với những hiện thực khách quan, không phải là sự nhận thức nói chung mà là nhận thức chính xác về hiện thực.

Trên thực tế vẫn còn tồn tại những nhận định sai về chân lý như chân lý luôn thuộc về số đông. Nhận định này có nghĩa là những tư tưởng, quan điểm, giả thiết được nhiều người thừa nhận thì sẽ trở thành chân lý. Tuy nhiên chân lý phải là những hiện thực khách quan mà chúng được phản ánh lại bằng chính nhận thức của con người. Do đó không tồn tại cái gọi là chân lý chủ quan.

Tóm lại, để hiểu chân lý là gì cũng khá là phức tạp bởi nó còn liên quan tới vấn đề triết học. Bạn có thể hiểu đơn giản chân lý chính là những sự thật hiển nhiên, những hiện thực tồn tại trên thế giới mà bằng trí tuệ của con người đã tìm ra và chứng minh được tính đúng đắn của nó. Thậm chí ngay cả khi tri thức của con người chưa thể tìm ra cũng như chưa đủ năng lực để kiểm tra tính chính xác thì những hiện thực vẫn tồn tại và chúng vẫn là những chân lý.

Một số ví dụ về chân lý

Những ví dụ đơn giản trong đời sống để bạn có thể hiểu hơn về khái niệm chân lý như:

  • Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
  • Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
  • Mặt trời “mọc” đằng đông, lặn đằng tây là chân lý.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chân lý

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chân lý

Tính chất của chân lý là gì?

Chân lý luôn mang những tính chất đặc trưng của nó. Sau đây là 4 thuộc tính cơ bản của chân lý.

Tính khách quan của chân lý

Tính khách quan của chân lý là gì? Đây là thuộc tính chỉ sự độc lập về nội dung phản ánh của chân lý đối với ý chí chủ quan của con người. Tính khách quan cho thấy nội dung của tri thức phải phù hợp với thực tế khách quan chứ không phải do quan điểm của con người mà hình thành. 

Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri thức đúng đắn không bị ảnh hưởng và cũng không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan. Chúng không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn trong tư duy nhận thức. Tất cả những nội dung đó thuộc về thế giới khách quan và do thế giới khách quan quy định.

Ví dụ như trước đây, trong chủ nghĩa duy tâm người ta đã nhận định rằng Trái Đất là hành tinh đứng im và Mặt Trời quay quanh Trái Đất, đồng thời bác bỏ nhận được ngược lại. Mặc dù quan điểm này đã tồn tại rất lâu trong lịch sử loài người nhưng Trái Đất quay quanh Mặt Trời vẫn luôn là chân lý. Dù cho tại thời điểm đó người ta bác bỏ nó, không công nhận nó thì tri thức này vẫn luôn là chân lý – thứ mà mãi đến sau này con người chúng ta mới đủ năng lực để chứng minh điều đó là chính xác.

Chân lý có tính cụ thể

Chân lý có tính cụ thể thông qua các điều kiện để tri thức đó đúng đắn để trở thành chân lý. Trong thực tế nhiều chân lý chỉ đúng trong một điều kiện cụ thể nào đó. Vì vậy người ta nói chân lý có chứa thuộc tính cụ thể. Những yếu tố có ảnh hưởng tới tính chính xác của chân lý như không gian , thời gian, góc nhìn,… 

Ví dụ như khi các nhà khoa học phát biểu một định lý nào đó họ thường phải kèm theo các điều kiện cụ thể. Ví dụ như nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C với điều kiện nước là nước nguyên chất ở áp suất 1 át mốt phe.

Tính tương đối trong chân lý

Một thuộc tính thuộc về chân lý đó là tính tương đối. Chân lý tương đối có nghĩa là những chân lý đúng nhưng chưa đủ. Chân lý đó chưa đủ hoàn thiện với thực tiễn khách quan. Vì vậy khi phát biểu những chân lý tương đối, nó chỉ đúng một phần so với những tri thức thực tiễn khách quan đang tồn tại.

Chân lý có tính tương đối

Chân lý có tính tương đối

Tính tuyệt đối trong chân lý

Bên cạnh tính tương đối thì chân lý cũng mang thuộc tính tuyệt đối. Tính tuyệt đối của chân lý có nghĩa là sự phù hợp, trùng khớp hoàn toàn và đầy đủ giữa các nội dung nhằm phản ánh tri thức với những hiện thực khách quan. 

Nếu xét về nguyên tắc, chúng ta hoàn toàn có thể đạt đến mức chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn tại bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào mà con người không thể nhận thức được chúng cả. Khả năng đó nằm trong quá trình phát triển là vô hạn.

Tầm quan trọng của chân lý đối với cuộc sống

Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công và tính hiệu quả trong các hoạt động thực tiễn. Con người muốn sinh tồn và phát triển phải thực hiện những hoạt động thực tiễn. Những hoạt động đó có thể là cải biến môi trường tự nhiên và xã hội.

Chân lý là yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển và nhận thức của con người. Nếu con người vận dụng được chúng một cách hợp lý sẽ mang lại những lợi ích nhất định trong cuộc sống.

Vừa rồi bạn đã theo dõi nội dung bài viết bàn về vấn đề chân lý là gì. Bài biết đã lần lượt gửi tới các bạn đọc những kiến thức thú vị về khái niệm, tính chất cũng như vai trò của chân lý. Qua đây có thể giúp các bạn hiểu rõ bản chất chân lý là gì, chúng tồn tại như thế nào. Bài viết mang tính chất tham khảo, hy vọng rằng chúng tôi sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ phái độc giả để hoàn thiện hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.