Những điều cần biết về xe máy và cấu tạo xe máy cơ bản

Xe máy là phương tiện giao thông được sử dụng chủ yếu của nước ta. Tuy được sử dụng rộng rãi như vậy nhưng lại không ai biết cấu tạo xe máy bao gồm những gì và nó hoạt động như nào trừ những người làm việc trong ngành kỹ thuật lắp ráp xe máy hay sửa chữa xe. Nếu bạn đang tò mò và muốn tìm hiểu về chủ đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới.

Tìm hiểu về các bộ phận xe máy và cấu tạo của xe máy
Tìm hiểu về các bộ phận xe máy và cấu tạo của xe máy

Xe máy là gì?

Xe máy còn được gọi với tên là xe mô tô, xe gắn máy hay xe hai bánh. Đây là loại xe  có hai bánh ở trước và sau, nó chuyển động nhờ động cơ gắn trên thân xe. Xe máy ổn định di chuyển dựa vào lực hồi chuyển con quay khi động cơ chạy và người lái xe sẽ điều khiển bằng tay lái. Xe hai bánh được phát minh vào năm 1885 do hai người Đức là Gottlieb Daimler và Wilhelm.

Tìm hiểu về xe máy và cấu tạo xe tay ga
Tìm hiểu về xe máy và cấu tạo xe tay ga

Xem thêm: Tìm hiểu về hệ thống phun xăng điện tử và bộ phun xăng

Xe máy được biến tấu ra rất nhiều loại: xe chạy trên mọi địa hình, xe thông thường, xe đa dụng,… bên cạnh đó có một vài loại xe được gắn thêm các thùng chở hàng hoặc chở người được gọi là xe 3 bánh hay xe sidecar.

Hiện nay, xe máy được phân ra rất nhiều loại khác nhau dựa trên các yếu tố như: kiểu hộp số (hộp số tay hay hộp số tự động), mục đích sử dụng, hình dáng xe.

Tại Việt Nam, để điều khiển được xe máy thì người điều khiển xe cần phải có giấy phép lái xe.

Các bộ phận cấu tạo xe máy cơ bản

Thông thường một chiếc xe máy sẽ bao gồm những bộ phận sau:

Các bộ phận của xe máy Wave honda
Các bộ phận của xe máy Wave honda

Động cơ

Động cơ là một bộ máy bao gồm rất nhiều chi tiết và các hệ thống lắp ghép, chúng liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động. Đây là nơi có chức năng đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt, biến thành cơ năng sau đó sinh ra động lực để truyền qua cho hệ thống chuyển động giúp xe di chuyển. Để đáp ứng điều đó thì bên trong động cơ phải có các chi tiết sau:

Các kiểu động cơ của xe máy và tên gọi các bộ phận của xe máy
Các kiểu động cơ của xe máy và tên gọi các bộ phận của xe máy
  • Các chi tiết cố định và di động bên trong.
  • Các chi tiết của hệ thống phân phối khí xe máy.
  • Hệ thống có chức năng làm trơn, làm mát.
  • Hệ thống nhiên liệu.
  • Hệ thống đánh lửa.

Hệ thống truyền chuyển động:

Hệ thống này có nhiệm vụ là truyền chuyển động từ động cơ đến các bánh xe để chúng phát động, thay đổi tốc độ, momen của bánh xe sẽ phát động tùy theo tải trọng và địa hình đường sá. Hệ thống này bao gồm: Bộ ly hợp, hộp số, bánh xe, đĩa sên (nhông sau), răng kéo xích (nhông trước), xích tải.

Tên các bộ phận xe máy tiếng anh
Tên các bộ phận xe máy tiếng anh

Xem thêm: Xe máy đi bao nhiêu km thì thay dầu để đảm bảo vận hành tốt nhất?

Ở một vài loại xe gắn máy sẽ không dùng sên mà dùng hệ thống láp chuyền và căc – đan. Trên xe gắn máy động cơ và hệ thống truyền có nhiệm vụ chuyển động và được ráp chung thành một khối mà ta thường gọi là động cơ.

Hệ thống chuyển động 

Hệ thống này có tác dụng biến chuyển động con quay của hệ thống truyền chuyển động thành chuyển động tịnh tiến giúp xe di chuyển. Mặt khác hệ thống này còn có tác dụng bảo đảm cho xe di chuyển ổn định trên những đoạn đường gồ ghề không bằng phẳng.

Hệ thống này bao gồm các bộ phận: Bánh xe trước, bánh xe sau, hệ thống nhún và khung xe máy.

Các bộ phận của xe máy Dream
Các bộ phận của xe máy Dream

Hệ thống điều khiển

Hệ thống này có nhiệm vụ đó là thay đổi hướng chuyển động của xe. Điều khiển cho xe chạy chậm lại hoặc dừng hẳn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Hệ thống này gồm các bộ phận là: tay lái, các cần điều khiển và hệ thống thắng (phanh xe).

Hệ thống điện đèn còi:

Đèn còi có tác dụng phát ra tín hiệu hoặc chiếu sáng khi xe dừng, rẽ hoặc chuyển làn khi đi trong đêm tối hoặc nơi đông người để bảo đảm an toàn khi lưu thông.

Hệ thống điện đèn còi xe máy
Hệ thống điện đèn còi xe máy

Hệ thống này bao gồm: các đèn chiếu sáng gần, chiếu xa, đèn lái, đèn xi nhan, đèn stop, đèn soi sáng công tơ mét, các loại đèn tín hiệu khác,…

Ngoài các cấu tạo các bộ phận cơ bản của một chiếc xe gắn máy thì xe máy còn có các chi tiết bộ phận xe máy không thể thiếu đó là:  

  • Công tắc máy đồng thời khoá cổ, chìa khoá yên
  • Cụm công tắc cốt, pha, công tắc kèn, công tắc quẹo
  • Công tơ mét 
  • Cụm công tắc đèn chính, nút đề
  • Tay ga, tay thắng trước
  • Bửng, vít ráp móc treo
  • Bàn đạp thắng sau, chỗ để chân
  • Công tắc đèn stop
  • Giò đạp, gác chân, dè sau
  • Khung giữ khi dựng hay đẩy xe
  • Baga trước, Chỗ đựng đồ nghề, khoá yên
  • Khung gắn gác chân, chân chống nghiêng, chân chống đứng 
  • Cần sang số, khoá xăng,…. và còn rất nhiều các chi tiết khác nữa.

Toàn bộ những bộ phận xe máy cùng với các chi tiết trên liên kết phối hợp ăn ý với nhau theo một quy trình hoạt động đã được thiết kế sẵn, đảm bảo cho hoạt động di chuyển ổn định của xe.

Vì sao bạn nên chọn xe máy là phương tiện đi lại của mình?

Xe máy từ lúc ra đời cho đến bây giờ đã có rất nhiều thay đổi và phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của con người. Và dưới đây sẽ là một vài lý do bạn nên chọn xe máy là phương tiện di chuyển.

Giá thành xe máy rẻ mà mẫu mã đa dạng
Giá thành xe máy rẻ mà mẫu mã đa dạng
  • Giá thành rẻ: Một chiếc xe máy tuỳ từng model và từng phân khúc thì sẽ có mức giá khác nhau từ rẻ cho tới khoảng 100 triệu. Tuy nhiên, so với việc đi bộ hay đạp xe trên một quãng đường dài cộng với sự khắc nghiệt của thời tiết thì dù bỏ ra vài chục triệu để việc đi lại thuận tiện hơn cũng đáng. Hơn nữa, giá một chiếc ô tô nhỏ hay thậm chí ô tô cũ cũng đã phải vài trăm triệu, số tiền đó nếu dùng để quy đổi ra xe máy thì cũng đủ để mau được vài chiếc xe tay ga cao cấp thời thượng, khoẻ khoắn.
Kích thước xe mô tô khoảng 400kg đổ về
Kích thước xe mô tô khoảng 400kg đổ về
  • Kích thước gọn, trọng lượng nhẹ: So với một chiếc ô tô hơn 1000kg và cần phải bố trí chỗ để thì một chiếc xe máy khoảng 100kg thì bạn sẽ lựa chọn cái nào để sử dụng tiện nhất. Xe máy với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ giúp người dùng dễ dàng và thuận tiện hơn trong di chuyển rất nhiều.
  • Thuận tiện, linh hoạt trên mọi địa hình: Một chiếc xe máy với khả năng di chuyển nhanh chóng, linh hoạt có thể dễ dàng di chuyển trên mọi địa hình. Tốc độ di chuyển tối đa tùy thuộc vào từng loại xe, nhưng nếu di chuyển trong độ thị thì 40-50km/h của xe máy cũng đủ giúp người điều khiển nhanh chóng hơn trong quá trình tham gia giao thông. Hay một ví dụ đơn giản cho sự linh hoạt, thuận tiện của xe máy đó là lúc đường tắc. Nếu di chuyển bằng ô tô bạn chỉ có cách chờ nhưng xe máy thì vẫn có thể thoải mái di chuyển và luồn lách qua các phương tiện.
Với tốc độ trung bình 50km/h xe máy di chuyển nhanh chóng, linh hoạt
Với tốc độ trung bình 50km/h xe máy di chuyển nhanh chóng, linh hoạt
  • Tốn ít tiền “nuôi xe” trong quá trình sử dụng: Sử dụng xe máy bạn sẽ chinh phục được quãng đường 100km mà chưa đến 5 lít xăng. Điều này đã giúp bạn tiết kiệm được một lượng tiền kha khá so với việc sử dụng các phương tiện cần nhiều nhiên liệu như ô tô. Bên cạnh đó, các chi phí về bảo dưỡng, sửa chữa xe máy mỗi khi gặp phải sự cố cũng rẻ hơn rất nhiều.

Trên đây là những lý do đã được kiểm chứng cụ thể từ những người đang sử dụng các phương tiện. Mặc dù có thể xe máy vẫn còn những nhược điểm và hạn chế nhưng việc lựa chọn xe máy để di chuyển vẫn là một quyết định sáng suốt phải không nào.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ cho bạn đọc các thông tin về cấu tạo xe máy và những lợi ích khi sử dụng xe máy. Hy vọng qua các thông tin trên đây bạn đọc sẽ phần nào hiểu hơn về phương tiện đi lại quen thuộc của mình và thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo dưỡng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.