Mức xử phạt các lỗi ô tô vi phạm thường gặp mới nhất 2020

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 thì Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thay thế Nghị định 46/2016 trước đó. Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nhiều sự thay đổi về xử phạt các lỗi ô tô vi phạm giao thông . Nếu bạn chưa kịp thời nắm được thông tin về sự thay đổi này hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Lỗi ô tô vượt đèn đỏ

Vượt đèn đỏ là một trong các lỗi mà người điều khiển ô tô thường rất hay vi phạm chỉ vì muốn đi nhanh thêm vài giây mà gây nguy hiểm cho những phương tiện lưu thông cùng trên đường. Vì vậy, Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tăng mạnh mức xử phạt với người điều khiển ô tô vi phạm lỗi này. 

Lỗi ô tô vượt đèn đỏ là lỗi hay vi vi phạm nhất hiện nay
Lỗi ô tô vượt đèn đỏ là lỗi hay vi vi phạm nhất hiện nay

Lỗi ô tô vượt đèn đỏ được tính khi xe ô tô vẫn di chuyển trong khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ hoặc chuyển sang đèn vàng mà xe chưa đi quá vạch dừng. Người điều khiển ô tô vi phạm lỗi này sẽ bị 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Điểm a Khoản 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, lái xe ô tô vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Lỗi ô tô đi vào đường cấm

Người điều khiển ô tô đi vào những đường được xác định cấm sẽ bị xử phạt. Đường cấm là đường không cho một, một số hoặc toàn bộ phương tiện lưu thông đi vào gồm hai loại là đường cấm theo giờ và đường cấm phương tiện. Trên đường cấm sẽ được đặt những biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào để người tham gia giao thông dễ dàng quan sát.

Lỗi ô tô đi vào đường cấm có thể khiến chủ xe bị tước bằng lái
Lỗi ô tô đi vào đường cấm có thể khiến chủ xe bị tước bằng lái

Mức xử phạt với lỗi ô tô vào đường cấm theo Điểm B Khoản 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Lỗi ô tô đè vạch

Đây là một lỗi mà các tài xế ô tô rất dễ mắc phải nếu không chú ý. Các vạch kẻ đường không được đè lên:

Hai vạch kẻ đường liền vàng song song: Vạch này để chia làn đường trên đường quốc lộ thành hai chiều, xe chạy trên đường này được chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h. Tương tự với vạch đường liền song song kẻ trắng người tham gia giao thông cũng không được đè lên vạch.

Vạch vàng nét liền đơn: Với những đoạn đường không có dải phân cách ở giữa, không đảm bảo tầm nhìn vượt xe có nguy cơ gây tai nạn đối đầu thì sẽ được vẽ vạch vàng liền để chia hai chiều xe chạy.

Lỗi ô tô đè vạch
Lỗi ô tô đè vạch

Vạch vàng nét liền song song vạch vàng nét đứt: Vạch kẻ đường này được bố trí trên đường 2 chiều, bên đường nét đứt các phương tiện được phép vượt, còn bên nét liền cấm vượt xe, đè vạch.

Vạch trắng nét liền: để các phương tiện tham gia giao thông không được chuyển làn, sử dụng làn khác, đè lên vạch.

Với lỗi ô tô đè vạch tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt từ 200.000 – 400.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Lỗi ô tô đi ngược chiều

Lỗi ô tô đi ngược chiều đang là một vấn nạn đặc biệt gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông. Vì vậy tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tăng mạnh mức xử phạt lỗi này nhằm mang tính răn đe cho người điều khiển không vi phạm nhất là với những trường hợp đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Ô tô đi ngược chiều có thể gây nguy hiểm cho nhiều ngừoi
Ô tô đi ngược chiều có thể gây nguy hiểm cho nhiều người

Lỗi ô tô đi ngược chiều được xác định khi đi ngược chiều trên đường một chiều, hoặc đường có biển cấm đi ngược chiều. Mức xử phạt đối với lỗi vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ  3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, nếu để gây tai nạn giao thông thì sẽ mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đặc biệt với người điều khiển ô tô đi ngược chiều trên cao tốc sẽ có mức phạt cao nhất từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 5-7 tháng.

Lỗi ô tô quá tốc độ

Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt với lỗi ô tô chạy quá tốc độ vì lỗi vi phạm này rất nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cao. 

Cụ thể mức phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm lỗi này là: chạy quá tốc độ từ 10 – 20 km/h bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng, từ 20 – 35 km/h bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng, từ trên 35 km/h sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Thủ tục nộp phạt khi vi phạm giao thông

Đối với những lỗi vi phạm không lập biên bản thì người vi phạm được nộp phạt tại chỗ. Còn đối với những lỗi vi phạm đã bị lập biên bản thì người vi phạm nộp phạt theo những bước sau đây

Bước 1: Người vi phạm đến đội hoặc phòng cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm theo ngày hẹn ghi ở biên bản và mang theo chứng minh nhân dân, biên bản vi phạm hành chính đã bị lập khi vi phạm.

Bước 2: Người vi phạm đến kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng được kho bạc ủy quyền mang theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính để nộp tiền phạt.

Bước 3: Sau khi đã nộp phạt xong, người vi phạm cầm biên lai thu tiền quay lại đội/phòng cảnh sát giao thông để nhận lại bằng lái xe bị tạm giữ, nếu bị tước giấy phép lái xe thì nhận giấy hẹn ngày đến nhận lại bằng.

Trên đây là mức phạt những các lỗi ô tô vi phạm mà người điều khiển ô tô thường gặp phải. Mong rằng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc muốn được giải đáp thêm bạn hãy comment trực tiếp ngay dưới bài viết này để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.