Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và sự thật đáng kinh ngạc

Hệ Mặt Trời vẫn có rất nhiều bí ẩn mà ngành thiên văn học vẫn đang từng bước khám phá. Vậy hệ Mặt Trời là gì? Hiện nay có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ)? Hãy cùng chúng tôi khám phá các bí mật đáng kinh ngạc của các hành tinh này.

Hệ Mặt Trời là gì?

Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ) có Mặt Trời nằm ở trung tâm và xung quanh là các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của chính nó.

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

Chúng được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỷ năm do sự suy sụp của một phần nhỏ trong đám mây phân tử khổng lồ. Phần lớn khối lượng suy sụp tích tụ lại ở trung tâm tạo thành Mặt Trời. Phần còn lại hình thành một đĩa đám mây bụi tiền hành tinh và tiến hóa dần thành các thiên thể trong Thái Dương Hệ.

Khối lượng của những thiên thể quay xung quanh Mặt Trời hầu hết đều tập chung vào 8 hành tinh có quỹ đạo hình elip. Các hành tinh này có mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau. Ngoài ra, trong Thái Dương Hệ còn có hàng ngàn thiên thể nhỏ di chuyển tự do trong phạm vi lực hấp dẫn.

Tìm hiểu hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh trong thời điểm hiện tại?

Từ năm 1930, khi tìm ra Sao Diêm Vương, chúng ta được biết là có 9 hành tinh quay quanh Mặt Trời. Cho đến cuối những năm 1990, các nhà thiên văn học đã tranh luận về việc Pluto có phải là hành tinh không?

Vào năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã quyết định Sao Diêm Vương là “hành tinh lùn”. Vì thế, danh sách “hành tinh thực” trong Thái Dương Hệ chỉ còn 8 hành tinh.

Bạn đã biết hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh chưa?
Bạn đã biết hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh chưa?

Vào ngày 20/01/2016, bằng chứng về sự tồn tại của “hành tinh thực” thứ 9 được công bố. Theo đó, hành tinh này lớn gấp 10 lần khối lượng Trái Đất và gấp 5.000 lần khối lượng Sao Diêm Vương. Các nhà thiên văn học đang tìm kiếm “hành tinh thứ 9” này.

Thứ tự của các hành tinh trong hệ Mặt Trời tính từ hành tinh gần Mặt Trời nhất là:

  • Sao Thủy
  • Sao Kim
  • Trái Đất
  • Sao Hỏa
  • Sao Mộc
  • Sao Thổ
  • Sao Thiên Vương
  • Sao Hải Vương
  • “Hành tinh thứ 9”

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời có những điểm gì đặc biệt?

Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái quát về các hành tinh chính trong hệ Mặt Trời nhé!

Sao Thủy (tiếng Anh: Mercury)

  • Phát hiện bởi: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại, quan sát được bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Thần liên lạc và đưa tin.
  • Quỹ đạo: 88 ngày Trái Đất.
  • Đường kính: 4.878km.
  • Ngày: 58,6 ngày Trái Đất.
Sao Thủy
Sao Thủy

Đây là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất, chỉ cách khoảng 58 triệu km (tính theo đơn vị thiên văn là 0,39 AU). Đồng thời, Sao Thủy cũng là hành tinh nhỏ nhất trong Thái Dương Hệ với đường kính 4.879 km. Mặc dù vậy nhưng hành tinh này vô cùng đặc vì nó chủ yếu gồm đá và các kim loại nặng.

Hiện nay, người ta chưa phát hiện được bằng chứng về sự sống trên Sao Thủy. Chênh lệch nhiệt độ tại đây rất lớn. Nhiệt độ ban ngày có thể lên đến 430 độ C (800 độ F), nhưng ban đêm có thể giảm xuống -180 độ C (-290 độ F). Dù nó ở gần Mặt Trời nhất nhưng chỉ là hành tinh nóng thứ 2 (sau Sao Kim).

Sao Thủy và Sao Kim là 2 hành tinh trong hệ Mặt trời không có Mặt Trăng tự nhiên nào. Bề mặt của Sao Thủy bị rỗ với những hố lớn giống như Mặt Trăng. Điều này là do nó không có không khí để hấp thụ những tác động của thiên thạch.

Sao Kim (tiếng Anh: Venus)

  • Phát hiện bởi: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại, quan sát được bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Thần tình yêu & sắc đẹp của La Mã.
  • Quỹ đạo: 225 ngày Trái Đất.
  • Đường kính: 12.104km
  • Ngày: 241 ngày Trái Đất.
Sao Kim
Sao Kim

Sao Kim chính là hành tinh nóng nhất trong Thái Dương Hệ. Bầu không khí trên hành tinh này vô cùng độc hại. Áp suất trên bề  mặt nó có thể giết chết và nghiền nát chúng ta.

Sao Kim được coi là anh em sinh đôi của Trái Đất bởi chúng có đặc điểm khá giống nhau. Về kích thước, cấu tạo hay quỹ đạo thì 2 hành tinh này cũng tương tự như nhau.

Sao Kim có vị trí gần Trái Đất nên nó là hành tinh sáng nhất trong hệ Mặt Trời. Nó đạt độ sáng lớn nhất lúc hoàng hôn hoặc bình minh. Vì thế, nó còn được gọi là Sao Hôm (lúc hoàng hôn) và Sao Mai (lúc bình minh).

Những cơn gió trên hành tinh này nhanh hơn cơn cuồng phong mạnh nhất trên Trái Đất. Tốc độ gió nhanh đến mức có thể gây ra sự “siêu quay”. Nó khiến cho các đám mây quay một vòng quanh Kim tinh chỉ mất 4 ngày Trái Đất.

Trái Đất (tiếng Anh: Earth)

  • Quỹ đạo: 365,24 ngày.
  • Đường kính: 12.760 ngày.
  • Ngày: 23 giờ, 56 phút.
Trái Đất
Trái Đất

Trái Đất (Địa Cầu) là hành tinh thứ 3 tính từ Mặt Trời. Xét về khối lượng, bán kính và vật chất thì Trái Đất lớn nhất trong nhóm hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời. Cho đến nay, đây là nơi có sự sống duy nhất trong vũ trụ. Trái Đất là một hành tinh nước với ⅔ diện tích là đại dương.

Hành tinh này có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng. Đây cũng chính là vệ tinh tự nhiên lớn nhất những vệ tinh của hành tinh đá trong Thái Dương Hệ. Bầu khí quyển của Trái đất có tới 21% là khí oxy – loại khí thiết yếu cho sự sống.

Sao Hỏa (tiếng Anh: Mars)

  • Phát hiện bởi: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại, quan sát được bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Thần Ares – thần chiến tranh của La Mã.
  • Quỹ đạo: 687 ngày Trái Đất.
  • Đường kính: 6.787 km.
  • Ngày: 24 giờ, phút 37.
Sao Hỏa
Sao Hỏa

Sao Hỏa là hành tinh thứ 4 tính từ Mặt Trời với tên gọi khác là “Hành tinh Đỏ”. Sở dĩ nó có tên gọi này là do trên bề mặt có rất nhiều sắt oxit khiến sao Hỏa có màu đỏ đặc trưng. Hỏa tinh thuộc nhóm hành tinh đất đá và có lớp khí quyển mỏng. Bầu khí quyển này quá mỏng để nước lỏng có thể tồn tại trên bề mặt hành tinh trong bất cứ thời gian nào.

Sao Hỏa có rất nhiều điểm tương đồng với Trái Đất của chúng ta. Cụ thể là nó có núi, thung lũng, bề mặt đất đá và các cơn bão. Hỏa tinh có ngọn núi khổng lồ, cao nhất hệ Mặt Trời – Olympus Mons, có rặng thung lũng Valles Marineris.

Sao Mộc (tiếng Anh: Jupiter)

  • Phát hiện bởi: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại, quan sát được bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Thần thoại Hy Lạp và La Mã
  • Quỹ đạo: 11,9 năm Trái Đất.
  • Đường kính: 139.822km.
  • Ngày: 9.8 giờ Trái Đất.
Sao Mộc
Sao Mộc

Tính từ Mặt Trời, Sao Mộc đứng thứ 5 và là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Nó được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ với thành phần chủ yếu là hidro và heli. Nhiệt lượng khổng lồ bên trong Mộc tinh hình thành nên những đặc trưng bán vĩnh cửu như các dải mây, vết đỏ lớn,…

Hành tinh này có từ trường mạnh với vô số mặt trăng xung quanh. Sao Mộc có từ trường mạnh nhất trong hệ Mặt Trời, gấp 14 lần so với Trái Đất. Vì thế, Mộc tinh trông giống như một hệ Mặt Trời thu nhỏ. Nó tổng 67 vệ tinh với 4 vệ tinh lớn nhất gồm: Ganymede, Io, Callisto và Europa. Trong đó, Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong Thái Dương Hệ, lớn hơn cả Sao Thủy.

Sao Thổ (tiếng Anh: Saturn)

  • Phát hiện bởi: Người La Mã và Hy Lạp cổ đại, quan sát được bằng mắt thường.
  • Đặt tên theo: Thần nông nghiệp của La Mã.
  • Quỹ đạo: 29,5 năm Trái Đất.
  • Đường kính: 120.500km.
  • Ngày: 10,5 giờ Trái Đất.
Sao Thổ và các mặt trăng xung quanh
Sao Thổ và các mặt trăng xung quanh

Sao Thổ là hành tinh thứ 6 tính từ Mặt Trời và được biết đến nhiều nhất với vành đai rộng lớn. Nó là một hành tinh khổng lồ chỉ sau Mộc tinh. Hiện nay, Sao Thổ có 62 vệ tinh tự nhiên đã được xác nhận, nổi bật trong đó là Titan và Enceladus. Titan là vệ tinh duy nhất trong Thái Dương Hệ tồn tại bầu khí quyển. Bên cạnh đó, nó cũng là vệ tinh tự nhiên lớn thứ 2 trong hệ Mặt Trời.

Cũng giống như Sao Mộc, hành tinh này cũng được cấu tạo chủ yếu từ khí hidro và heli. Sao Thổ có khối lượng riêng nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời, nhỏ hơn khoảng 30% so với nước. Hành tinh này có ngày cực kỳ ngắn, 1 ngày chỉ mất 10 giờ 32 phút 35 giây. Nhưng nó lại có năm cực dài, 1 năm của Sao Thổ bằng 29,5 năm Trái Đất.

Sao Thiên Vương (Uranus)

  • Phát hiện bởi: William Herschel (1781).
  • Đặt tên theo: Thần bầu trời của Hy Lạp cổ.
  • Quỹ đạo: 84 năm Trái Đất.
  • Đường kính: 51.120km.
  • Ngày: 18 giờ Trái Đất.
Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương

Thiên Vương tinh có vị trí thứ 7 tính từ Mặt Trời và là hành tinh đặc biệt nhất. Nó là một hành tinh khí khổng lồ có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo và gần song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh. Ban đầu nó được đặt tên và Ngôi sao của George nhằm tôn vinh một vị vua của Anh quốc.

Thiên Vương tinh có khí quyển lạnh nhất so với các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Nhiệt độ tối thiểu tại đây là -224 độ C. Kích thước của hành tinh này có thể chứa được 63 Trái Đất. Sao Thiên Vương chỉ có 2 mùa duy nhất là mùa hè và mùa đông. Bên cạnh đó, nó có 27 mặt trăng, nhiều thứ 3 trong hệ Mặt Trời. Vận tốc gió tại đây có thể lên đến 900 km/h.

Sao Hải Vương (Neptune)

  • Phát hiện bởi: Năm 1846.
  • Đặt tên theo: Thần biển cả của La Mã.
  • Quỹ đạo: 165 ngày Trái Đất.
  • Đường kính: 49. 530km.
  • Ngày: 19 giờ Trái Đất.
Sao Hải Vương
Sao Hải Vương

Đây là hành tinh thứ 8 tính từ Mặt Trời. Hải Vương tinh có sức gió cực mạnh và có thể nhanh hơn tốc độ âm thanh với 1.500mph. Hành tinh này được tìm ra bằng tính toán lý thuyết. Thành phần cơ bản của nó là khí heli, hidro, một phần nhỏ hidrocacbon và nitơ. Bên cạnh đó, nó còn chứa những phân tử băng như amoniac, nước và metan.

Hải Vương tinh và Thiên Vương tinh là 2 hành tinh băng lớn nhất trong Thái Dương Hệ. Điểm đặc trưng của hành tinh này là các cơn bão cực mạnh thổi ngược chiều quay của nó. Sao Hải Vương gồm 14 vệ tinh. Trong đó, lớn nhất là Triton với hơn 99,5% khối lượng các vật thể xung quanh Hải Vương Tinh.

Qua bài viết, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Từ đó, ta có thể thấy được vũ trụ rộng lớn và bao la tới nhường nào. Nó vẫn có rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá được. Cảm ơn các bạn đã đọc tin!

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.