Blockchain là gì? Xu hướng công nghệ số mới nhất

Bên cạnh những khái niệm như chuyển đổi số, big data hay tiền tệ ảo, Blockchain là một công nghệ, một xu hướng đang được rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm. Vậy công nghệ Blockchain là gì mà lại thu hút sự quan tâm tới vậy? Hãy cùng thosuaxe.info tìm hiểu về khái niệm thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!

Blockchain là gì?

Blockchain hay công nghệ chuỗi khối là một cơ sở dữ liệu được lưu trữ theo phương pháp phân cấp. Cơ sở dữ liệu này sẽ được sắp xếp thành những khối thông tin lớn được liên kết với nhau bằng các lệnh mã hóa.

Những khối thông tin này ngoài những dữ liệu được lưu trữ theo thời gian thực còn bao gồm các thông tin về thời gian khởi tạo của khối và có một liên kết chặt chẽ với những khối thông tin khác. Những thông tin này được lưu giữ dưới dạng mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Blockchain là gì?
Blockchain là gì?

Chính vì tính chất các khối thông tin đều được liên kết với nhau chặt chẽ mà Blockchain đảm bảo được tính nguyên bản của thông tin khi chống lại hoàn toàn sự thay đổi của dữ liệu. Một khi dữ liệu được đưa vào và hệ thống chấp nhận thì sẽ không ai có thể tiếp cận để thay đổi thông tin ngay cả những người có quyền truy cập cao nhất trong mạng lưới.

Thành phần của Blockchain

Blockchain là sự kết hợp của ba công nghệ khác bao gồm:

  • Mật mã học: Công nghệ này giúp đảm bảo tính minh bạch cho hệ thống mạng lưới. Blockchain sử dụng chủ yếu là public key và hàm hash function để giữ tính toàn vẹn và riêng tư cho người sử dụng.
  • Mạng ngang hàng: Giúp các dữ liệu được lưu trữ hiệu quả hơn với mỗi nút trong mạng lưới đều đồng thời là một client và server để lưu trữ bản sao của ứng dụng.
  • Lý thuyết trò chơi: Mạng lưới của Blockchain áp dụng nhiều luật chơi đồng thuận mà tất cả nút của hệ thống đều phải tuân theo. Đồng thời các nút cũng sẽ được thúc đẩy phát triển bởi động lực kinh tế.

Phân loại hệ thống Blockchain

Hiện nay, hệ thống Blockchain được phân chia thành 3 loại chính là:

  • Public: Đây là một hệ thống mở mà bất kỳ ai cũng có khả năng truy cập vào kho dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống Blockchain. Một điểm đặc biệt của hệ thống loại này chính là quá trình xác thực giao dịch đòi hỏi bao gồm số lượng nút tham gia rất lớn. Điều này kiến việc tấn công vào hệ thống này gần như là bất khả thi và tốn kém chính vì vậy mà độ an toàn thông tin ở đây là rất cao. Một số Blockchain public có thể kể đến như Bitcoin, Ethereum,…
Minh họa một hệ thống Public Blockchain
Minh họa một hệ thống Public Blockchain
  • Private: Đây là những hệ thống Blockchain thuộc quyền sở hữu của một tổ chức tư nhân. Người sử dụng chỉ được cấp quyền đọc dữ liệu từ hệ thống mà không có quyền ghi. Chính vì vậy nên quá trình xác thực giao dịch trên hệ thống đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Hệ thống Blockchain private phổ biến nhất hiện nay là Ripple với yêu cầu về số lượng nút hoạt động ổn định chỉ cần đạt 80% là có thể tiến hành giao dịch.
  • Permissioned (Consortium): Đây là một dạng kết hợp của hai hệ thống Blockchain kể trên. Thông thường, hệ thống này sẽ thuộc sở hữu của các ngân hàng hay tổ chức tài chính để đảm bảo tính bảo mật dữ liệu công ty.

Các phiên bản của Blockchain

Hiện nay ngoài các phân loại hệ thống Blockchain như đã kể ở trên, chúng ta còn chia Blockchain thành ba phiên ba với những ứng dụng khác nhau sẽ được liệt kê dưới đây:

Công nghệ Blockchain 1.0: Tiền tệ và thanh toán. Phiên bản này được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực tiền mã hóa. Công nghệ Blockchain 1.0 cho phép bạn có thể thực hiện các giao dịch, thanh toán, chuyển đổi tiền tệ số tạo nên một hệ sinh thái sử dụng tiền tệ số.

Công nghệ Blockchain 2.0: Tài chính và thị trường. Đây là phiên bản mở rộng của Blockchain 1.0 khi các dữ liệu và ứng dụng của hệ thống được sử dụng trong các khía cạnh khác của lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Các tài sản được sử dụng để giao dịch ở phiên bản này bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, khoản nợ, quyền sở hữu và các tài sản khác có giao dịch được thực hiện thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng

Blockchain giống như một mạng lưới lưu trữ thông tin
Blockchain giống như một mạng lưới lưu trữ thông tin

Công nghệ Blockchain 3.0: Thiết kế và Giám sát hoạt động. Với phiên bản này, ứng dụng của Blockchain không còn giới hạn trong ngành tài chính và ngân hàng mà có tầm ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống con người như giáo dục, y tế, nghệ thuật,…

Ưu, nhược điểm của Blockchain

Ưu điểm

  • Đảm bảo tính nguyên bản và toàn vẹn: Việc làm giả hay phải hủy các chuỗi khối trong công nghệ Blockchain là bất khả thi. Blockchain chỉ có thể được giải mã bằng máy tính lượng tử và thực sự biến mất khi không còn sự tồn tại của Internet.
  • Bất biến: Bạn không thể thay đổi thông tin một khi thông tin này đã được đăng tải và được hệ thống chấp nhận. Những thông tin này sẽ được lưu trữ mãi mãi trong các chuỗi khối của hệ thống Blockchain.
  • Bảo mật: Công nghệ mạng ngang hàng khiến các thông tin của bạn được đảm bảo an toàn trong hệ thống của Blockchain.
  • Minh bạch: Đối với mạng lưới Blockchain public, ai cũng có quyền truy cập và theo dõi các dữ liệu được lưu trữ trên blockchain với toàn bộ lịch sử giao dịch được thống kê đầy đủ với mốc thời gian rõ ràng.
  • Hợp đồng thông minh: Đây là một dạng hợp đồng kỹ thuật số cho phép tự động chứng thực giao dịch mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.
Các đặc điểm của Blockchain
Các đặc điểm của Blockchain

Nhược điểm

  • Mặc dù tính bảo mật cao nhưng hệ thống Blockchain vẫn là mục tiêu của nhiều hacker bởi tiềm năng của chúng. Theo một số thống kế cho thấy, các ứng dụng phát triển dựa trên công nghệ Blockchain là mục tiêu của hơn 50% cuộc tấn công mạng hiện nay.
  • Chính vì để đảm bảo tính nguyên bản và toàn vẹn cho dữ liệu trên hệ thống mà việc cấp quyền sửa chữa trong Blockchain là vô cùng phức tạp và khó khăn
  • Private key. Khi sử dụng nền tảng Blockchain, mỗi tài khoản sẽ được cung cấp hai mã khóa là Public key và Private key. Private key yêu cầu bạn cần phải giữ bí mật để đảm bảo an toàn khi giao dịch trên hệ thống nhưng cũng là nguyên nhân gây ra bao chuyện dở khóc dở cười vì tài khoản tiền ảo cá nhân chỉ có thể được truy cập bằng Private key. Nếu bạn quên mã số này đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi số tiền trong tài khoản mà không thể làm gì.

Ứng dụng của công nghệ Blockchain

Ứng dụng của Blockchain trong giáo dục
Ứng dụng của Blockchain trong giáo dục

Chính vì những đặc điểm nổi bật kể trên mà công nghệ Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực hiện nay:

  • Công nghệ tự động
  • Công nghệ chế tạo
  • Công nghệ số, truyền thông và viễn thông
  • Dịch vụ tài chính, ngân hàng
  • Giải trí, nghệ thuật
  • Y tế, chăm sóc sức khỏe
  • Bảo hiểm
  • Bán lẻ
  • Hoạt động công
  • Bất động sản
  • Nông nghiệp
  • Công nghiệp khai thác
  • Vận tải và xuất nhập khẩu
  • Hạ tầng kỹ thuật số

Chính vì vậy mà Blockchain đã và đang là một công nghệ xu hướng mà nhiều doanh nghiệp tập đoàn và thậm chí các quốc gia mong muốn làm chủ để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển trong thời kỳ bùng nổ công nghệ số hiện nay. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về công nghệ Blockchain là gì và những điểm khiến công nghệ này trở nên phổ biến trên toàn cầu như vậy. Nếu bạn muốn đọc những bài viết có nội dung tương tự, đừng quên theo dõi website https://thosuaxe.info/ của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.