Bản ngã là gì? Cách vượt qua bản ngã hiệu quả

Hai từ “bản ngã” nghe vừa lạ vừa quen. Bản ngã là gì, nếu xuất hiện một bản ngã quá lớn trong mỗi chúng ta thì có tốt không? Để biết câu trả lời chính xác, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Khái niệm bản ngã là gì?

Bản ngã chính là ký ức, lý tưởng, là niềm tin, kinh nghiệm, kết luận về bản thân mình. Theo đó luôn quan niệm rằng bản thân mình chính là một cá thể riêng biệt, độc nhất và độc lập với phần còn lại của thế giới. Đồng thời sẽ luôn tự chịu trách nhiệm cho những hành động của chính bản thân mình. 

Bản ngã vốn là một từ bắt nguồn từ Trung Quốc được viết là 本我, tức là chính tôi. Như vậy ta có thể hiểu bản ngã mang một ý nghĩa giống với “cái tôi”. Như vậy, sống với bản ngã cũng chính là sống với cái tôi cá nhân. Thực tế là mỗi chúng ta ai cũng có cái tôi của mình và luôn có xu hướng phát triển nó lớn lên với mục đích là để khẳng định giá trị và năng lực của bản thân, khẳng định chính mình với mọi người. 

Ban-nga-la-gi-

Bản ngã là gì?

Khái niệm bản ngã là gì được rất nhiều lĩnh vực nhắc đến như trong Phật giáo, trong triết học, trong phân tâm học. Các khái niệm được nêu cụ thể như sau:

  • Các triết lý của Phật giáo cho rằng, nếu một người để cái tôi của bản thân càng lớn thì người đó sẽ càng gây ra nhiều việc sai lầm và những nghiệp chướng cho chính bản thân mình. 
  • Khái niệm trong triết học, cái tôi của con người được hiểu là sự ý thức bao hàm trong đó là những đặc tính riêng biệt của mỗi cá thể nhằm phân biệt bản thân mình với tất cả những người còn lại.
  • Trong phân tâm học, cái tôi của mỗi cá thể chính là phần mang tính cốt lõi về tính cách, lối sống và nó có sự liên quan đến thực tại. Cái tôi sẽ chịu ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài xã hội. 

Sự thật là cái tôi của mỗi chúng ta đã được hình thành ngay từ khi mới chào đời. Và theo năm tháng nó cũng lớn dần lên, được nuôi dưỡng, giáo dục, học tập và rèn luyện và ảnh hưởng bởi môi trường sống mà cái tôi của mỗi người bắt đầu có sự khác nhau và được cá nhân hóa một cách rõ rệt.

Tuy nhiên tùy thuộc vào cách học tập, rèn dũa và sự ứng xử mà mỗi người sẽ thể hiện cái tôi một cách hoàn toàn khác nhau. Có người thì luôn luôn đề cao cái tôi cá nhân và cho mình là trên hết, có người lại gạt bỏ cái tôi của bản thân và cũng có người biết dung hòa cái tôi của mình với cái tôi của người khác. 

>>Xem thêm: Nhận thức là gì? Tìm hiểu nhận thức cảm tính và lý tính

Bản ngã hoạt động như thế nào?

Bản ngã có một cơ chế hoạt động riêng biệt xoay quanh 3 quá trình là: Kiểm soát – Xây dựng và duy trì – Phản chiếu, và sau đó lại tiếp tục quay vòng. Vậy ở mỗi quá trình đó bản ngã, hay cái tôi của mỗi chúng ta sẽ như thế nào? 

Ở giai đoạn kiểm soát: Đây chính là lúc bản ngã sẽ tự định nghĩa và đồng hóa bản thân mình vào tất cả những gì mà nó nghĩ rằng nó đang kiểm soát. Từ đó bạn tin vào một điều là tất cả những thứ mà bạn điều khiển hay kiểm soát đều là một phần bản ngã của bạn.

Ví dụ: Bạn tin rằng bạn đang có khả năng điều khiển cơ thể của mình. Vì thế bạn cho rằng cơ thể đó chính là bạn, thuộc về bạn; hoặc khi điều hành một công ty, bạn sẽ có suy nghĩ rằng công ty đó là của bạn, là một phần tạo nên cái tôi trong bạn.

Cai-toi-ca-nhan-khien-ban-tin-vao-su-kiem-soat-cua-ban-than

Cái tôi cá nhân khiến bạn tin vào sự kiểm soát của bản thân

Trong giai đoạn xây dựng và duy trì: Những gì mà cái tôi cá nhân đang kiểm soát, bạn sẽ luôn muốn bảo vệ và giữ vững sự kiểm soát đó và thậm chí còn muốn bành trướng và sở hữu nó. Bản ngã hay “cái tôi” thực chất chỉ là những thứ hư cấu và giả tạo. 

Chúng xuất hiện với vai trò là để tạo cảm giác cho mỗi người cảm nhận được rằng mình đang phát triển, mình đang mỗi ngày một lớn mạnh. Cái tôi của mỗi người tồn tại như một nguồn động lực vô hình để con người khát khao hơn, ham muốn hơn về việc kiểm soát càng nhiều thứ càng tốt. 

Và nó cũng là cốt lõi của những ham muốn về tiền tài, danh vọng, quyền lực,… của mỗi con người. Những ham muốn này sẽ được thôi thúc mạnh mẽ bởi cái tôi của chính mình, khi đạt được cảm giác bản thân nắm giữ mọi thứ chắc hẳn rất phấn khích. Nhưng ngược lại, nếu mất kiểm soát với chính bản thân thì cũng đồng nghĩa với việc cảm giác phấn khích bị phá nát, chỉ còn lại những khó chịu day dứt của chúng ta.

Giai đoạn phản chiếu: Vốn dĩ bản thân bạn sẽ không thể đánh giá được cái tôi của mình nếu như không có một tấm gương phản chiếu. Thông thường, để có thể nhìn thấu bản thân, bạn cần phải nhận thức một cách khách quan kết hợp với sự nhận xét của những người khác. Đương nhiên là sự đánh giá của người khác có thể là chủ quan hoặc khách quan nên bạn cần phải nhận thức rõ để có thể nhìn được hình ảnh phản chiếu của chính mình.

Hinh-anh-phan-chieu-cua-“cai-toi”

Hình ảnh phản chiếu của “cái tôi”

Cách để sống thật với chính mình

Có một sự thật là bản ngã tối thượng của con người đó là nó luôn nhìn nhận mọi thứ rất chủ quan và cứng nhắc, đồng thời nó cũng không muốn thay đổi. Chính vì thế để sống thật với chính mình bạn cần học cách cân bằng ham muốn và khả năng của mình. 

Sống một cách thực tế hơn, không ngừng cải thiện và phát triển bản thân bằng cách đọc sách, thiền, … bên cạnh đó tập thể dục ăn uống đầy đủ để tinh thần thư thái, thoải mái. Học cách sống chan hòa, dám ước mơ, dám hy vọng và dám thử thách.

Bản ngã là thứ luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Nó không thể mất đi mà chỉ có thể được nuôi dưỡng để cân bằng với cuộc sống. Hy vọng thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn bản ngã là gì và vai trò của nó đối với mỗi người. Mong rằng mỗi người trong chúng ta đều biết cách kiểm soát cái tôi của mình khiến nó trở thành động lực để tiến lên chứ không phải là gánh nặng để kéo mình xuống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.