Amrita Pritam: Nữ nhà văn người Punjabi được Google vinh danh

Amrita Pritam là một nhà văn được Google Doodle vinh danh nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh. Bà đã khiến cho hàng ngàn người phụ nữ trở nên cởi mở hơn về những trải nghiệm trong tình yêu và hôn nhân. Vậy Amrita Pritam là ai? Bà đã có những đóng góp nổi bật gì cho nền văn học và cuộc sống?

Amrita Pritam là ai?

Amrita Pritam (31/08/1919 – 31/10/2005), là nữ tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà tiểu luận Ấn Độ. Các tác phẩm do bà sáng tác được viết bằng tiếng Hindi và Punjabi. Amrita Pritam là nhà thơ vĩ đại nhất thế kỷ XX của ngôn ngữ Punjabi.

Nhà thơ tiếng Punjab nổi tiếng nhất thế kỷ 20
Nhà thơ tiếng Punjab nổi tiếng nhất thế kỷ 20

Trong sự nghiệp kéo dài hơn 6 thập kỷ của mình, bà đã xuất bản hơn 100 cuốn sách. Tác phẩm của bà thuộc nhiều thể loại, bao gồm: Thơ, tiểu thuyết, tiểu luận, tiểu sử, tự truyện và tuyển tập những bài hát dân gian Punjabi. Bà xuất bản tập thơ đầu tiên khi chỉ mới 16 tuổi.

Các tác phẩm của Amrita Pritam được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có Ấn Độ. Không những vậy, tiểu thuyết Pinjar của bà đã được chuyển thể thành phim. Bà được nhận xét là “dám sống cuộc sống mà chính mình tưởng tượng”.

Ngoài những trang sách lãng mạn, bà cũng làm việc tại đài phát thanh và tiên tập tạp chí Nagmani. Hơn nữa, bà còn đánh dấu sự nghiệp của mình bằng các phong trào tiến bộ cho xã hội. Cụ thể là, công khai chỉ trích chiến tranh, nạn đói, phong trào nhà văn tiến bộ,… Năm 1986, bà được đề cử vào thượng viện Ấn Độ – Rajya Sabha.

Các giải thưởng của Amrita Pritam

Trong sự nghiệp lẫy lừng của mình, bà đã giành về nhiều giải thưởng danh giá. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số giải thưởng sau:

  • Giải thưởng Punjab Rattan: Đây là giải thưởng được trao bởi chính phủ bang Punjab và Amrita là người đầu tiên được nhận. Punjab Rattan được trao cho những người có thành tích nổi bật về văn học, nghệ thuật, công nghệ, khoa học, văn hóa và chính trị.
  • Giải thưởng Sahitya Akademi được trao cho Amrita vào năm 1956. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận được giải này cho một kiệt tác của mình. Đó là bài thơ “Sunehade” – Tin nhắn.
Một số giải thưởng nổi bật của Amrita Pritam
Một số giải thưởng nổi bật của Amrita Pritam
  • Giải thưởng Bhartiya Jnanpith: Giải thưởng văn học cao nhất của Ấn Độ được trao cho Amrita vào năm 1982. Giải Bhartiya Jnanpith được trao cho cuốn sách của cô có tên là “Kagaj te Canvas”.
  • Học viện Thư tín Quốc gia Ấn Độ đã tặng “Học bổng Sahitya Akademi” cho Amrita Pritam vào năm 2004.
  • Với những đóng góp của mình trong lĩnh vực văn học, Amrita đã nhận được bằng cấp danh dự – D.Litt của nhiều trường Đại học. Cụ thể, Đại học Jabalpur và Đại học Delhi vào năm 1973, Đại học Vishwa Bharati năm 1987.
  • Cộng hòa Bulgaria đã vinh danh Amrita với “Giải thưởng quốc tế” đặt theo tên của nhà cách mạng và nhà thơ dân tộc này.
  • Khi Amrita nhận được “Ordre des Arts et des Lettres” thì Chính phủ Pháp cũng công nhận tác phẩm của bà. Năm 2005, tiểu thuyết The Skeleton dành được giải thưởng văn học La Route des Indes.
  • Amrita Pritam còn được vinh danh bởi “Học viện Punjabi” (Pakistan). Ngoài ra, bà còn nhận được giải thưởng Padma Shri, Padma Vibhushan của Ấn Độ.

Vài nét về tuổi thơ và cuộc đời của Amrita Pritam

Tìm hiểu về cuộc đời của Amrita Pritam
Tìm hiểu về cuộc đời của Amrita Pritam

Amrita Pritam sinh ra tại thành phố Gujranwala (Anh), hiện tại là tỉnh Punjab (Pakistan). Gia đình Amrita theo đạo Sikh với mẹ là Raj Bibi – giáo viên một trường học tại địa phương. Cha cô là Kartar Singh Hitkari – nhà báo, nhà thơ, học giả ngành ngôn ngữ Braj Bhasha. Ông làm biên tập viên của một tạp chí văn học và là một nhà thuyết giáo đáng kính.

Khi mẹ qua đời vào năm 11 tuổi, Amrita đã vô cùng buồn chán. Sau đó, cô được cha nuôi dưỡng tại Lahore. Thừa hưởng tình yêu văn thơ từ mẹ, Amrita Pritam đã bắt đầu viết văn từ khi còn rất nhỏ. Năm 16 tuổi, cô đã xuất bản tập thơ đầu tay của mình.

Sau đó cô tiếp tục sáng tác và tiếp tục phát hành các tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, Amrita còn làm việc cho tạp chí văn học Nagamani, Đài phát thanh Ấn Độ và tham gia nhiều tổ chức phi lợi nhuận.

Về đời sống tình cảm, Amrita kết hôn với Pritam Singh vào năm 1935. Chồng của bà là con trai của một thương gia hàng dệt kim hàng đầu ở thành phố Lahore. Cho đến năm 1960, vợ chồng bà ly dị và cuộc hôn nhân đi đến hồi kết. Những năm tháng sau này, Amrita Pritam gắn bó với một họa sĩ tên Imroz. Chuyện tình của 2 người cũng được viết trong cuốn sách “Amrita Imroz: A Love Story” của bà.

Sự nghiệp lẫy lừng của Amrita Pritam

Amrita có một sự nghiệp lẫy lừng với nhiều cống hiến quan trọng
Amrita có một sự nghiệp lẫy lừng với nhiều cống hiến quan trọng

Bài thơ nổi tiếng nhất của Amrita là “Ajj Akhaan Waris Shah Nu” được sáng tác khi bà chuyển tới New Delhi. Thơ nói về cảnh chia cắt đầy đau thương – phân vùng của Ấn Độ và Pakistan vào năm 1947.

Amrita đã dành cả đời để sáng tác 28 cuốn tiểu thuyết đặc sắc, trong đó nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim. Cụ thể gồm: “Unah Di Kahani”, “Dharti Sagar te Sippiyan” và “Pinjar”. Trong đó, bộ phim “Pinjar” đã giành giải thưởng nhờ chủ nghĩa nhân văn cốt lõi của nó.

Một số tác phẩm của bà đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác. Đó là tiếng Anh, Đan Mạch, Nhật, Pháp, Quan thoại và một số ngôn ngữ khác. Các tác phẩm tự truyện nổi bật nhất của Amrita là “Vé Rasidi” và “Bông hồng đen”.

Không chỉ vậy, Amrita Pritam còn viết về những giấc mơ và chủ đề liên quan đến tâm linh. Bà chịu ảnh hưởng của người đỡ đầu Rajneesh là Osho và đạo sư tâm linh. Tác phẩm có liên quan đến chủ đề này gồm “Agyat Ka Nimantran” và “Kaal Chetna”. Cuốn tự truyện “Shadows of Words” cũng liên quan đến lĩnh vực này. Hơn nữa, bà cũng giúp Osho viết lời giới thiệu cho vài cuốn sách, trong đó có “Ek Onkar Satnam”.

Tại sao Amrita Pritam được Google Doodle vinh danh?

Google vinh danh Amrita và quyển tự truyện Kala Gulab
Google vinh danh Amrita và quyển tự truyện Kala Gulab

Ngày 31/08/2019, Google Doodle đã vinh danh Amrita nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh. Google đã thay đổi giao diện với hình ảnh của bà và quyển tự truyện Kala Gulab. Quyển tự truyện này có nhiều chi tiết viết về chính cuộc đời bà. Chính quyển sách này đã giúp phụ nữ cởi mở hơn về các trải nghiệm trong tình yêu và hôn nhân.

Qua bài viết, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Amrita Pritam – cây viết nổi bật nhất trong lịch nhà văn người Punjabi. Bà đã được Google vinh danh vì những cống hiến trong nghệ thuật và dám sống theo cách mình muốn. Hãy ghé thăm thosuaxe.info để tìm hiểu thông tin hữu ích về những người nổi tiếng khác bạn nhé!

Nguồn: https://thosuaxe.info/

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.